Cây cỏ ngọt
1.giới thiệu cây cỏ ngọt
· Xuất sứ: Cỏ ngọt có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm thuốc.
· Tên khác:cúc ngọt,cỏ đường.
· Tên khoa học:stevia rebaudiana(bert) Hemsi.
· Họ:cúc
· Mô tả:cây thảo nhỏ,sống nhiều năm ,cao 0,5-0,6m,có khi đến 1m. Thân cứng mọc thẳng,có rãnh dọc và mọc nhiều lông mịn ,ít phân nhánh.lá mọc đối,hình mác hoặc bầu dục,gốc thuôn ,đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 5-7cm,rộng 1,0-1,5 cm,có 3 gân ,4-6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá,hai mặt có lông trắng mịn nhấm lá có thấy vị ngọt rất đậm, cuống lá rất ngắn .Hoa lưỡng tính ,tụ họp thành đầu màu trắng ở ngọn thân.Qủa bế,không có mào lông,hạt không có nội nhũ.Mùa hoa tháng 5-9.
2. Công dụng của cây cỏ ngọt
· Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường ,béo phì hoặc cao huyết áp
· Đối với người cao huyết áp cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu ,người bệnh thấy dễ chịu dễ chịu ,ít đau đầu,huyết áp tương đối ổn định,không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt.
· Cỏ ngọt chính là một loại thuốc bổ giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.
· Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm.
· Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc ,kem làm mềm da,vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da , vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.
· Ngăn ngừa bệnh dạ dày
· Một tác dụng kỳ diệu của cỏ ngọt là nó có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn da, chống viêm giúp bạn luôn có một làn da mịn màng và rạng rỡ hơn nhiều.
3. Cách sử dụng cây cỏ ngọt
· Đối với bệnh nhân đái tháo đường sử dụng bằng cách:dùng 15g lá cỏ ngọt nấu với 200ml nước sắc còn 50ml nước uống hết 1 lần, mỗi ngày nên uống 2 lần trong khoảng thời gian 1,5-2 tháng sẽ có tác dụng,
· Ngoài ra người bị bệnh nên hạn chế ăn uống những chất tạo ngọt không tốt cho cơ thể như:bánh kẹo,nước ngọt…
· Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ Ngọt cho vừa miệng.
Lưu ý:
· Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái, phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.
· Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.
Xem thêm: chè dây, chè vằng, dây thìa canh