DÂY ĐAU XƯƠNG
1. Giới thiệu dây đau xương:
- Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora tomentosa Miers, Timospora malabarica Miers, Menispermun malabarilum Lamk)
- Tên gọi khác: cây Khoan cân đằng, Tục cốt đằng.
- Mô tả: Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.
- Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm. Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, sử dụng rất hiệu nghiệm.
2. Công dụng dây đau xương:
- Về mặt dược lý, cây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông mạch, dẻo gân, thanh nhiệt lợi thấp, chữa phong thấp gân xương, đau mỏi, mỏi lưng do lao động nhiều, bong gân đau nhức.
- Bài thuốc chữa gân xương nhức mỏi do bệnh phong thấp: Lấy 25 g dây đau xương, 20 g bưởi bung, 18 g đơn gối hạc, 14 g rễ cỏ xước, 16 g rễ gấc. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 60 ml, uống liền trong 10-15 ngày.
- Bài thuốc chữa phong thấp, đầu gối sưng đau: Dùng 40 g lá dây đau xương, 100ml rượu. Lá dây đau xương rửa sạch, giã nát rồi lọc kỹ với rượu để lấy nước uống. Mỗi ngày uống ba lần, uống liền trong 10-15 ngày.
- Bài thuốc chữa bong gân đau nhức: Dùng 20 g dây đau xương, 18 g huyết giác, 18 g ngưu tất. Cho các vị vào sắc lấy nước uống kết hợp với việc lấy lá bưởi thái nhỏ sao nóng đắp vào chỗ đau, dùng nhiều lần.
- Bài thuốc chữa rắn cắn: Lấy lá đau xương loại có tuổi đời được một năm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống. Phần bã trộn thêm với bột thanh mộc hương rồi đắp vào vết rắn cắn. Ngoài ra, lá đau xương giã nát có thể pha với rượu rồi vắt lấy nước cốt uống kết hợp với đắp bã đã được chưng nóng vào chỗ đau sẽ chữa được chứng đau nhức do bị thương.
3. Cách dụng dây đau xương:
- Dùng dây đau xương tươi xay nhuyễn thành bột rồi đắp lên chỗ bị đau nhức.
- Lấy thân , lá dây đau xương đem chặt nhỏ phơi khô, sao vàng ngâm rượu uống. nếu không uống được rượu có thể dùng nấu với nước uống.