Cây mần ri
1. Giới thiệu cây mần ri:
- Tên khoa học: Cleome chelidonii L.f
- Tên gọi khác: mùng ri, màn màn tím, Màn ri tía, Màn ri tím
- Xuất xứ: mọc hoang ở chổ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi
- Mô tả: Cây màn ri là một cây thuốc hay nhưng ít được biết đến, nơi sống và thu hái: cây của vùng Ấn Ðộ, Malaysia, Việt nam, mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi. Là loại cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài. Cây ra hoa quanh năm.
- Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
- Cây mần ri được sử dụng phổ biến trong dân gian
- Hoa cây đẹp thường được trồng làm cảnh ở một số vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo ( Vĩnh Phúc ), Sapa ( Lào Cai ) và Đà Lạt ( Lâm Đồng)
- Bộ phận dùng làm thuốc của Cây mần ri là lá, thân, rễ được thu hái phơi khô dùng lâu dài. Nếu thu hoạch rễ hoặc lá, thân riêng thì được điều trị bằng cách giã nát uống khi cây tươi. Thành phần hóa học của cây là Acid viscosic và Vicosin và nhiều protein, chất béo, đường khử, vitamin A và aloe emodin.
- Hoa và Lá : Từ lâu, hoa và lá thường dùng với thịt gà bằng cách hầm, đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết. Canh màn ri có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, hạ khí, tiêu đờm.. Theo thập tam phương gia giảm của tuệ tĩnh thì rùng cây mằn ti kết hợp với diệp hạ châu ( Cây chó đẻ răng cưa ) điều trị gan nhiễm mỡ, và xơ gan cho hiệu quả cao.
2. Công dụng cây mần ri:
Cây mần ri có thể cho ta vị thuốc sau đây:
- Rễ, thân cây màn ri - Vị cay tính ấm, không độc Hoàng hoa thái căn ( Radix Chelidonii ) là rễ và thân phơi khô của cây màn ri.
- Lá mằn ri ( Folium Chelidonii ) là lá cây màn ri tươi hoặc khô dùng xắc hoặc giã nát lấy nước uống.
- Cây mần ri sử dụng phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, Cây có tính ấm, vị cay không độc có tác dụng chữa trị bệnh đau nhức đầu, giải độc, chữa nấc cụt, người hay bị chóng mặt, da xanh, mệt mỏi, ngoài ra trị rắn cắn rất hiệu quả
- Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thân thể bị vàng, hay chảy máu cam, nôn ra máu, sưng đau khớp xương.viêm mũi xoang lâu năm, nhỏ vào tai vài giọt khi bị đau tai, viêm tai
- Nhiều nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đau đầu, cảm cúm, tiêu độc, viêm mũi, các bệnh phổ biến ngoài Da như bong gân, chầy da. Người Trung Quốc và Ấn Độ thường dùng làm thuốc trị giun và bệnh về gan như xơ gan, viêm gan B, gan nhiễm mỡ thậm chí dùng cho người viêm gan B mạn tính.
- Gần đây tại Campuchia người ta dùng thân và lá phơi khô tán nhỏ cho vào nước uống trị giun và lợi tiểu.
3. Cách sử dụng cây mần ri
Đơn thuốc có Cây mằn ri dùng trong nhân dân
- Chữa Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ : dùng 50gr Cây mằn ri, 30gr Diệp hạ châu, 6gr cây mật nhân xắc với 1,5lit nước cô lại còn 1lit chia uống 2 lần trong ngày.
- Hoặc Mần Ri 100gr, Thù Lù 70gr, Diệp Hạ Châu 50gr, xắc 2lit nước dùng uống hàng ngày
- Chữa lao hạch : 15gr Cây mằn ri, Hà cô thảo 12gr, cam thảo 4gr xắc với 1lit nước uống 2 lần trong ngày
- Chữa đi tiểu khó, thận yếu : Bán chi liên 10gr, mằn ri 7gr dùng với 500ml nước uống vào mỗi sáng sẽ thấy công dụng
- Liều dùng hàng ngày là 50 - 70g lá rễ thân,giã nát ( cây mằn ri vàng ) đối với tươi, dùng đắp vết thương ngoài da bị bong gân, hoặc nhỏ vào mũi trị viêm xoang, lấy rễ cây 20g giã nát đắp vào thái dương trị đau đầu, cảm sốt.
- Rễ cây 15g để tươi, rửa sạch, giã nát chữa bệnh ho hen lâu ngày và vết độc rắn cắn.
Xem thêm: cây cỏ ngọt, cây dứa dại, cây chùm ngây,